TIN BÀI KHÁC
Mỗi tháng chồng chỉ đưa vợ không quá 1/3 tiền lương" alt=""/>Mách nhau cách trị mấy ông chồng hay “giận hờn”Thiệu Ánh Dương thời còn trẻ.
Thời đi học, anh tham gia hầu hết các hoạt động văn hóa nghệ thuật của trường. Trong thời gian này, anh đam mê nghề thủy thủ viễn dương và muốn được sống phiêu lưu y như các nhân vật trong sách. Tuy nhiên, cuối năm lớp 11, anh ghi tên học lớp trung cấp điện ảnh TP.HCM bởi nghĩ rằng chỉ có điện ảnh mới đưa anh đến với những nhân vật thần tượng của mình. Trong thời gian học, nhiều đạo diễn đã chú ý đến anh.
Năm 1990, anh được mời vào một vai "nhỏ" trong Vị đắng tình yêu, nhưng cũng từ vai diễn đó mà anh được nhận nhiều vai khác trong:Vĩnh biệt mùa hè, Hai nửa yêu thương, Băng qua bóng tối.
Gương mặt anh khi lên phim bị nhiều đạo diễn nhận xét là "quá non".
Bộ phim gây ấn tượng với khán giả nhất của Thiệu Ánh Dương chính là phim Những nẻo đường phù sa.Theo đó, năm 1997, phim Những nẻo đường phù sa của đạo diễn Châu Huế - Ngọc Phong lên sóng truyền hình với độ dài hơn 50 tập đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả không chỉ bởi nội dung hấp dẫn mà còn có sức hút của dàn diễn viên - vốn là những ngôi sao của thập niên 1990 như Thiệu Ánh Dương, Ngọc Hiệp, Diễm Hương, Diễm My, Hồng Ánh, Quyền Linh, Huỳnh Anh Tuấn... Trong phim, Thiệu Ánh Dương vào vai Nhã, một thanh niên từ bỏ mọi danh vọng, của cải để dấn thân làm chiến sĩ cách mạng.
Thiệu Ánh Dương trong lần xuất hiện gần nhất bên cạnh NSƯT Mỹ Duyên.
Phim Những nẻo đường phù sa phát hành năm 1997 đánh dấu lần cuối cùng Thiệu Ánh Dương xuất hiện trên màn ảnh.
Trùng hợp, bộ phim này cũng là lời chia tay với khán giả của ngọc nữ một thời: Diễm Hương. Trong Những nẻo đường phù sa Diễm Hương thoát khỏi hình ảnh tiểu thư lá ngọc cành vàng để nhập vai một nữ chiến sĩ cách mạng. Hiện Diễm Hương đã ngoài 50 tuổi, an phận với cuộc sống của một bà nội trợ ở nước ngoài và không còn tham gia bất cứ hoạt động nào của showbiz.
Thiệu Ánh Dương được nhận xét là một người đàn ông ưa khám phá và chinh phục trong cuộc sống. Anh không chỉ đến với điện ảnh, năm 1991, anh thi đỗ Đại học Luật. Điện ảnh là nghề anh yêu thích, nhưng không gian của nghề luật lại thích hợp với tính cách và cuộc sống của anh hơn.
Cuộc hôn nhân thứ 2 bình yên của Thiệu Ánh Dương.
Nói về quyết định chuyển hướng: "Lúc đó tôi xác định, mình cần phải tập trung vào chuyên môn, tạo dựng hình ảnh mới. Đó là hình ảnh của một luật sư. Khách hàng đến với mình không phải vì hâm mộ tôi là diễn viên, mà việc người ta thuê là việc quan trọng, ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống của người ta. Đây là chuyện nghiêm túc chứ không phải chốn giải trí, nên tôi muốn họ nhìn tôi dưới góc độ khác. Và tôi đã từ chối đóng phim dù đó từng là đam mê, ước mơ của tôi".
Đời thực bình dị của tài tử điện ảnh một thời.
Theo đuổi một con đường rất mới nhưng Thiệu Ánh Dương luôn cố gắng nỗ lực như lúc anh đóng phim. Với sự nghiêm túc trong học tập lẫn công việc nên ở tuổi ngoài 50, Thiệu Ánh Dương đã là một lãnh đạo một ngân hàng. Trên trang cá nhân, tài tử điện ảnh một thời vẫn thường xuyên chia sẻ hình ảnh bản thân. Ngoại hình anh đã có những thay đổi sau nhiều năm rời làng giải trí.
Rời xa con đường nghệ thuật, Thiệu Ánh Dương cũng kín tiếng về đời tư. Theo nhiều nguồn tin, tài tử gốc Hải Phòng trải qua 2 cuộc hôn nhân. Hiện tại, anh đang có cuộc sống hạnh phúc bên người vợ thứ 2 cũng là một luật sư và ba con nhỏ ở Hà Nội. Anh từng một lần đổ vỡ hôn nhân, có một con gái riêng với vợ cũ là nhà thiết kế Kiều Việt Liên.
Anh hiện đang là sếp lớn của một ngân hàng có tiếng trong nước.
Ngoài gia đình hạnh phúc, Thiệu Ánh Dương còn được nhiều bạn bè, đồng nghiệp và cấp dưới quý mến vì tính cách giản dị, chân thành. Về sở thích cá nhân, anh còn đam mê âm nhạc, biết chơi trống và thỉnh thoảng ngẫu hứng hát tặng bạn bè trong các dịp tụ họp thân mật.
(Theo GĐXH)
" alt=""/>Tài tử cùng giải nghệ với Diễm Hương: Làm sếp lớn ngân hàng, hôn nhân kín tiếngCác quán cà phê kiểu Ý là thứ mới mẻ ở London những năm 1950.
Cuốn sách này nói về lịch sử canh tác cà phê ở những nước sản xuất cà phê trên toàn thế giới, nhưng xem xét nhu cầu ngày càng tăng đối với thức uống này cũng rất quan trọng. Cà phê thực sự là một thức uống toàn cầu, và người ta cũng thường được nghe tuyên bố rằng nó là thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới sau nước lọc. Mặc dù không có chứng cứ nào ủng hộ luận điểm này, sự xuất hiện khắp mọi nơi ở dạng thức này hay dạng thức khác của cà phê khiến nó có vẻ hợp lý.
Khởi nguyên của việc uống cà phê khá là mờ mịt, với rất ít bằng chứng để khẳng định. Có một số bằng chứng cho thấy rằng từ xa xưa ở Ethiopia người ta ăn quả của cây cà phê, cuốn với mỡ động vật như một món ăn vặt tăng sự hưng phấn, tuy nhiên, chúng ta thiếu một mảnh ghép quan trọng: chúng ta không biết ai đã quyết định lấy hạt ra khỏi quả, rang nó, và nghiền nó thành bột, ngâm thứ bột ấy vào nước nóng và uống hỗn hợp đó. Đây là một bước nhảy vọt lạ lùng, và là một bí ẩn mà có lẽ không bao giờ tìm được lời giải đáp.
Có chứng cứ về việc người ta uống cà phê vào cuối thế kỷ 15, nhưng không đủ để khẳng định cho giai thoại rằng quán cà phê đầu tiên là Kiva Han, được mở năm 1475 ở Constantinople. Nếu nó đúng, thì cà phê hẳn là đã được trồng ở Yemen, và chúng ta biết rằng nó đã lan ra khắp khu vực.
Cà phê nhanh chóng trở nên gắn liền với các tư tưởng chính trị và tôn giáo, và các quán cà phê đã bị cấm ở Mecca năm 1511 và Cairo năm 1532. Trong cả hai trường hợp, nhu cầu của người sử dụng đã giành phần thắng, và các lệnh cấm nói trên đã sớm bị gỡ bỏ.
Trước những năm 1600 thói quen uống cà phê chưa lan đến châu Âu và việc sử dụng cà phê chủ yếu là cho mục đích y tế chứ không phải để thưởng thức, trước khi có những quán cà phê ở châu lục này. Cà phê đã được giao dịch qua Venice vào đầu những năm 1600, nhưng không có quán cà phê nào được mở ở đó cho đến năm 1645.
![]() |
Quán cà phê đầu tiên được mở ở châu Âu vào khoảng giữa những năm 1600 và cà phê nhanh chóng thay thế bia và rượu vang trở thành thức uống lý tưởng cho bữa sáng. Ở Tân thế giới, sự phổ biến của cà phê tăng nhanh sau vụ việc Tiệc trà Boston năm 1773, khi uống cà phê trở thành một hành vi yêu nước. |
Quán cà phê đầu tiên ở London được mở vào năm 1652 khởi đầu mối tình trăm năm giữa thức uống này và thành phố. Không nghi ngờ gì nữa, cà phê đã khơi nguồn cảm hứng cho văn hóa, nghệ thuật, thương mại, chính trị và để lại một tác động kéo dài lên chính thành phố này.
Ở Pháp, sức ảnh hưởng của trào lưu đã lan tỏa thói quen uống cà phê. Cà phê được tặng cho triều đình của vua Louis XIV và sự phổ biến ngày càng tăng của nó trong triều đình đã làm lan tỏa thói quen uống cà phê khắp Paris.
Vienna cũng là thành phố đã phát triển một nền văn hóa cà phê phong phú vào cuối thế kỷ 17. Câu chuyện quán cà phê đầu tiên ở Vienna, quán Blue Bottle, dùng hạt cà phê mà quân Ottoman bỏ lại khi bỏ chạy sau khi vây hãm Vienna thất bại vào năm 1683, nghe thú vị nhưng có lẽ không đúng; một số bằng chứng mới phát hiện gần đây cho thấy quán cà phê đầu tiên ở Vienna được mở vào năm 1865.
Một trong những khoảnh khắc then chốt trong quá trình lan tỏa của thói quen uống cà phê và nền văn hóa cà phê thực ra lại xoay xung quanh trà.
Vụ việc Tiệc trà Boston năm 1773, khi những người định cư khai hoang ở Mỹ chống lại sự áp bức của người Anh bằng cách tấn công các tàu buôn ở cảng Boston và ném các hòm trà qua mạn tàu, không chỉ là một hành động cự tuyệt quan trọng đối với đế quốc Anh, mà đồng thời còn đánh dấu khoảnh khắc cà phê trở thành thức uống yêu nước ở Mỹ. Một dân số phát triển nhanh đồng nghĩa với một thị trường phát triển nhanh, khiến Mỹ ngày càng có nhiều ảnh hưởng trong ngành công nghiệp cà phê trong những năm tiếp theo.
" alt=""/>Con người bắt đầu uống cà phê từ khi nào